Benchmark máy tính là gì? Và cần chú ý gì trước khi thực hiện Benchmark?

Benchmark máy tính là gì?

Benchmark là một hoặc một loạt bài thử nghiệm được thiết kế nhằm đẩy mạnh hiệu năng của hệ thống hoặc các linh kiện xem khả năng của chúng tới đâu. Điểm benchmark cho biết phần cứng của bạn mạnh cỡ nào, có đủ mạnh để chơi một tựa game nào không, hoặc đơn giản hơn là “đem đi” so sánh với máy khác. Về cơ bản, điểm benchmark càng cao thì phần cứng của bạn sẽ càng mạnh. Bạn chỉ cần nhìn vào điểm benchmark là có thể xác định được sức mạnh phần cứng đó mà không cần quan tâm vấn đề thông số kỹ thuật khô khan nữa các bạn ạ.

Xem thêm: Benchmark trong game là gì

Mỗi loại phần cứng khác nhau thì sẽ có cách để “lấy số” khác nhau. Chẳng hạn như CPU sẽ cần thử khả năng tính toán nhanh cỡ nào, ổ cứng thì lấy tốc độ đọc, ghi dữ liệu hay GPU sẽ thử tốc độ xử lý, đưa hình ảnh lên màn hình (FPS).

Benchmark sẽ “chấm điểm” phần cứng nào của máy tính?

Với card đồ họa, chúng thường là một cảnh nặng về đồ họa từ game hoặc có thể có trong game. Đó được gọi là benchmark tổng hợp, và có nhiều tùy chọn, chẳng hạn như Unigine Heaven, 3DMark và PassMark.

Đối với CPU, benchmark thường liên quan đến khối lượng công việc (workload) và tốc độ nó có thể thực hiện các tập lệnh. Do PC có thể chạy rất nhiều tác vụ, bạn sẽ thấy rằng các CPU khác nhau sẽ thực hiện một nhiệm vụ nào đó tốt hơn so với số còn lại. Một số có thể chạy tốt về phần mềm năng suất, trong khi số khác lại ổn hơn về khả năng kết xuất 3D,…

Có nhiều công cụ benchmark tiêu chuẩn để kiểm tra CPU, chẳng hạn như PCMark 10 có thể chạy hàng loạt bài thử nghiệm cho chiếc máy tính của bạn. Ví dụ, nó kiểm tra hệ thống làm việc với bảng tính, cũng như các tác vụ như chỉnh sửa ảnh, gọi video hay tính toán vật lý để chơi game và duyệt web như thế nào. Một công cụ phổ biến khác để xem CPU có xử lý việc kết xuất video như thế nào đó chính là CineBench.

Benchmark của CPU cũng có thể liên quan đến các tác vụ cụ thể trong thế giới thực, chẳng hạn như nén một thư mục lớn thành tập tin ZIP hay tải một ứng dụng có dung lượng lớn.

Cuối cùng, đối với SSD và ổ cứng HDD truyền thống, nó phụ thuộc vào tốc độ ổ đĩa có thể đọc và ghi (lưu) dữ liệu. Nó thường được thực hiện với một chương trình benchmark có thể tiến hành các bài kiểm tra tốc độ đọc/ghi tuần tự cũng như ngẫu nhiên.

Tuần tự có nghĩa là một khối dữ liệu lớn được đọc/ghi từ các vị trí liền kề trên ổ đĩa, trong khi ngẫu nhiên thì ngược lại. Ngoài ra, còn có các bài kiểm tra file lớn (khoảng 50GB) để thử nghiệm bộ nhớ đệm bên trong ổ (hết bộ nhớ đệm có thể làm chậm quá trình lưu dữ liệu của ổ đĩa).

Đọc thêm: Nhận xét về late game là gì trong lol

Cần chú ý gì trước khi thực hiện Benchmark máy tính?

Khi thử nghiệm benchmark, bạn phải lưu ý đến bối cảnh. Nó bao gồm cách một CPU hoặc card đồ họa hoạt động so với linh kiện khác như thế nào, bài thử nghiệm nào được thực hiện và trong điều kiện nào.

Các vấn đề phổ biến, chẳng hạn như dung lượng RAM mà hệ thống có, CPU và GPU sử dụng loại làm mát nào, hiệu quả ra làm sao, hoặc vỏ case lấy không khí mát và và thoát khí nóng tốt như thế nào, đều có thể ảnh hưởng đến hiệu năng. Nhiệt là một vấn đề lớn đối với PC, bởi hiệu năng của các linh kiện sẽ giảm xuống khi nhiệt lượng tỏa ra càng cao như là một cơ chế bảo vệ chính nó cũng như cả hệ thống.

Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng thử nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng. Một chiếc PC chơi game sẽ hoạt động tốt trong một căn phòng có nhiệt độ khoảng 22 độ C vào mùa hè. Rất khó để giữ PC luôn mát trong một căn phòng nóng.

Đó là những vấn đề cơ bản cần quan tâm đối với phần cứng. Tuy nhiên, mỗi lần benchmark đều cần phải ghi rõ bối cảnh để có thể hiểu được kết quả.

Phần cứng nào cần chú ý khi Benchmark máy tính?

Card đồ họa

Nếu là game thủ, hẳn bạn luôn mong muốn tìm được những chiếc card đồ họa có thể “gánh được” tối thiểu 60FPS. Đây được xem là “khoảng lý tưởng” bởi với tốc độ khung hình đó, các tựa game mới có thể hoạt động trơn tru và mang lại đồ họa thực sự đẹp. Bất cứ con số nào dưới mức đó sẽ gặp phải tình trạng xé hình, giật lag, chuyển động của nhân vật nhảy loạn xạ và kết xuất độ phân giải thấp.

Về các thiết lập đồ hòa, có tổng thể 4 mức tùy chọn cho game, bao gồm: Ultra (Cực cao), High (Cao), Medium (Trung bình) và Low (Thấp). Nó có thể phức tạp hơn nhiều nếu bạn tùy chỉnh thủ công. Tuy nhiên, 4 lựa chọn đó là cách game sẽ tự động thiết lập phù hợp dựa trên khả năng của hệ thống. Hầu hết các bài đánh giá đều sử dụng thiết lập Ultra để benchmark, trừ những tình huống cụ thể khác.

Một card đồ họa lý tưởng có thể tạo ra hơn 70fps với cài đặt Ultra, độ phân giải 4K, trên các tựa game AAA vốn nặng về đồ họa. Tuy nhiên, những chiếc card có hiệu năng như vậy thường có giá rất đắt đỏ. Bất kỳ ai đang tìm kiếm những chiếc card giá rẻ đều luôn cân nhắc hiệu năng mang lại so với mức giá. Điều này chắc chắn sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào sở thích cá nhân và ngân sách của mỗi người.

Đọc thêm: Cách Nhập Key Game Là Gì Và Những Điều Bạn Cần Biết Về Cd Keys

Khi đọc một bài đánh giá, điều quan trọng cần lưu ý đến là game hoặc bộ benchmark tổng hợp nào đã được sử dụng. Các benchmark tổng hợp có thể hữu ích để so sánh card đồ họa này với card đồ họa khác, bởi thử nghiệm vẫn sẽ nhất quán trong 1 hệ thống. Vấn đề là benchmark tổng hợp không cung cấp chính xác một cái nhìn thực tế về các tựa game hiện tai, hay những gì mà chúng ta có thể mong đợi trong các điều kiện chơi game thực tế.

Tham khảo nhiều thử nghiệm và game khác nhau sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng thể hơn về những gì bạn có thể mong đợi từ một chiếc card đồ họa trước khi quyết định trang bị nó vào hệ thống của mình.

CPU và ổ cứng lưu trữ

Không giống như card đồ họa, không có “khoảng lý tưởng” thực sự cho hiệu năng của CPU. CPU thực hiện mọi loại hoạt động, kể cả game, chỉnh sửa hình ảnh, xử lý các bảng tính lớn hay khởi chạy những chương trình nặng. Với các benchmark cho CPU, chúng ta dễ dàng so sánh nó với những CPU khác.

Nếu CPU mà bạn muốn sử dụng cho công việc không hoạt động tốt trong các ứng dụng năng suất, thì khả năng chơi game của nó không phải là một điều đáng ngại. Với CPU, hãy so sánh chúng dựa trên những gì bạn định làm với chiếc PC của mình.

Đối với các ổ lưu trữ cũng vậy. Hãy nhìn vào tốc độ hiệu năng đọc/ghi và so sánh chúng với những ổ lưu trữ khác trong cùng 1 bài đánh giá. Ngoài ra, hãy chú ý đến những thử nghiệm truyền tập tin lớn, đặc biệt là trong trường hợp bạn có nhu cầu chuyển nhiều ảnh hoặc video giữa ổ lưu trữ bên ngoài và PC của mình.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, benchmark trong những bài đánh giá thường có xu hướng sử dụng các thiết lập gốc, không ép xung. Nếu thực hiện ép xung cho CPU hoặc GPU, hiệu năng chiếc PC của bạn có thể được cải thiện. Tuy nhiên, sự cải thiện đó sẽ khác nhau dựa trên một số yếu tố cũng như phụ thuộc vào chất lượng xây dựng của từng linh kiện riêng lẻ mà bạn muốn ép xung.

Những điều bạn có thể làm với điểm benchmark

Một câu hỏi mà có thể bất cứ người dùng máy tính nào cũng rất hay gặp là “với cấu hình máy của mình như thế này liệu có chơi được tựa game kia hay không?”. Thật ra, chỉ cần các bạn có số số benchmark là có thể biết được dù không quá rành về phần cứng.

Đầu tiên, bạn tải các phần mềm benchmark về và cho chấm điểm. Sau đó, bạn mở mục cấu hình tối thiểu của game, xem yêu cầu phần cứng tối thiểu là gì rồi tìm kết quả benchmark của phần cứng đó trên mạng. Chỉ cần kết quả benchmark máy bạn lớn hơn kết quả của phần cứng tối thiểu là bạn có thể chơi tựa game đó.

Ngoài ra, nếu bạn cần tìm hiểu để mua hoặc nâng cấp dàn PC mới thì điểm benchmark cũng rất có ích. Bạn có thể tìm và so sánh điểm benchmark của các linh kiện, phần cứng ngay trên internet là biết ngay nó mạnh, yếu và không sợ bị “chăn gà” rồi nhé!

Tham khảo thêm: Gamma Trong Game Là Gì – Tại Sao Nó Tồn Tại Và Cách Kiểm Soát