Roblox

RobloxNhà phát triểnRoblox CorporationNhà phát hànhRoblox CorporationĐạo diễnDavid Baszucki Erik CasselCông nghệRoblox StudioNền tảngWindows, MacOS, IOS, Android, Xbox One, Thực tế ảoNgày phát hànhPC 1 tháng 9 năm 2006[1][2]iOS11 tháng 12 năm 2012[3]Android16 tháng 7 năm 2014[4]Xbox One 20 tháng 11 năm 2015Thể loạiMMORPGTrò chơi mô phỏngChế độNhiều người chơi

Roblox là một trò chơi điện tử nhiều người chơi và có một hệ thống để người dùng sáng tạo trò chơi cho riêng họ và nó dành cho độ tuổi trẻ em và thiếu niên, được phát triển bởi Roblox Corporation. Roblox được tạo ra bởi David Baszucki và Erik Cassel vào năm 2004 và được phát hành vào năm 2006. Nếu không thích sáng tạo các trò chơi như những người chơi khác, người chơi cũng có thể tham gia các trò chơi được tạo sẵn để chơi cùng nhau. Roblox là trò chơi được phát hành miễn phí, nhưng cũng có 1 loại tiền ảo dể thực hiện các giao dịch trong trò chơi bằng cách mua bằng tiền mặt hoặc cũng có thể kiếm được thông qua việc sáng tạo trò chơi trong Roblox, với đồng tiền ảo có tên là Robux.

Roblox phát triển nhanh chóng vào cuối năm 2010, và sự phát triển lớn này đã được nâng cao nhờ Đại dịch COVID-19[5]. Tính đến tháng 8 năm 2020, Roblox có hơn 164 triệu người tải xuống trong hàng tháng, và được đón nhận bởi hơn một nửa số trẻ em dưới 16 tuổi tại Hoa Kỳ.[6][7]

Xem thêm: Những game hay trong roblox

Tổng quát[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Roblox là trò chơi cho phép người chơi có thể tạo thế giới bằng ngôn ngữ lập trình Lua trên phần mềm Roblox Studio. Người dùng có thể lập trình ngôn ngữ bằng Roblox Studio. Họ có thể tự tạo các sản phẩm, hoặc vượt qua trò chơi để có Robux. Người chơi chỉ được phép kiếm tiền trên Roblox bằng cách đăng ký DevEx, và rút Robux. Phần lớn trò chơi đón nhận bởi trẻ em. Trong mỗi năm, 20 triệu trò chơi đã được tạo ra (không tính trò chơi phải từ việc tạo tài khoản )[8][9].

Roblox Studio[sửa | sửa mã nguồn]

Roblox Studio là một phần mềm để người chơi tạo trò chơi và phát triển trò chơi của họ trên Roblox. Mọi người chơi được phép tạo thế giới theo ý tưởng của chính mình, làm các dịch vụ trả phí trong trò chơi hoặc sản phẩm dành cho nhà phát triển để kiếm lợi nhuận trên (Robux). Trò chơi được phát triển theo hệ thống lập trình hướng duy chuyển cho đối tượng và sử dụng phương ngữ của ngôn ngữ lập trình Lua để thao tác với môi trường của trò chơi.[10][11]

Library[sửa | sửa mã nguồn]

Library là một thư viện bổ sung việc phát triển trò chơi hay đơn giản là hỗ trợ người chơi để hoạt động trò chơi. Những nội dung không phù hợp sẽ bị xóa và người sở hữu trò chơi sẽ bị nhắc nhở.

Trong Roblox Studio, Library được truy cập bằng nút “Toolbox”. Gồm có 5 mục:

  • Models (Mô hình): Gồm những mô hình mà người chơi khác phát hành trong Roblox Studio như: nhà, xe, ghế, cửa và khung cảnh.
  • Decals (Đề can): Là những hình ảnh được dán trên vật và được dùng trong trò chơi để trang trí, làm cho bắt mắt hơn.
  • Audio (Âm thanh): Nơi chứa âm thanh, nhạc. Thường được dùng để làm hiệu ứng âm thanh hay nhạc nền của trò chơi.
  • Meshes (Các khối): Thường được dùng khi mô hình có cấu tạo phức tạp, không thể xây được.
  • Plugins (Công cụ): Là bổ sung công cụ được phát hành bởi người chơi khác, chủ yếu để người chơi sẽ hỗ trợ dễ làm trò chơi hơn. Plugin chỉ có thể được cài đặt qua Roblox Studio.
  • Video (Phim): Là nơi chứa những tệp tin Video do người dùng Roblox đăng tải, tại đây có thể khám phá và sử dụng những Video được đăng tải lên Library bởi mọi người.

Avatar shop[sửa | sửa mã nguồn]

Roblox cho phép người chơi mua, bán và tạo các vật phẩm ảo như T-shirts, Hats, Clothes và chúng có thể được sử dụng để trang trí nhân vật ảo dùng làm hình đại diện của họ trên nền tảng. Chúng có thể miễn phí hoặc cần Robux. Chỉ quản trị viên Roblox mới có thể bán bộ phận cơ thể, thiết bị và gói hàng dưới tài khoản người dùng Roblox chính thức[12], mũ và phụ kiện ảo cũng có thể được một số người dùng chọn lọc có kinh nghiệm làm việc với Roblox Corporation xuất bản.[13][14]

Khi phụ kiện bị gắn Offsale thì bạn sẽ không mua được nó. Còn khi phụ kiện gắn Limited hoặc Limited Unique (LimitedU) thì phụ kiện đó chỉ có thể mua được từ những người đã có nó (Chỉ người chơi có gói Premium mới có thể bán đồ gắn Limited hoặc Limited Unique) hoặc phụ kiện đó được bán với số lượng giới hạn. Nếu không có Robux thì bạn có thể mua đồ gắn danh mục “Free” (miễn phí). Trong Catalog, bạn có thể chọn người tạo phụ kiện như Roblox hoặc những người chơi tự tạo đồ để bán. Roblox đã cho phép người chơi tạo Accessories trong Catalog (UGC). Người chơi không có gói Premium được phép tạo ra T-Shirts và có thể dùng 10 Robux để cho phép nó được bán với giá thấp nhất là 2 Robux và còn có thể dành 50 Robux để tạo ra Shirts và Pants và cho phép bán đồ họ đã làm với giá thấp nhất là 5 Robux.

Avatar shop được phân loại 5 phần:

  • Clothing (Quần áo): Shirts (Áo sơ mi), T-Shirts (Áo phông), Pants (Quần).
  • Body Parts (Bộ phận cơ thể): Heads (Đầu), Faces (Khuôn mặt), Torsos (Thân), Left arms (Tay trái), Right arms (Tay phải), Left legs (Chân trái) và Right legs (Chân phải)
  • Gear (Đồ dùng).
  • Accessories (Phụ kiện): Hats (Mũ), Hair (Tóc), Face (Khuôn mặt), Neck (Cổ) Shoulder (Vai), Front (Trước) , Back (Sau) và Waist.
  • Avatar Animations (Chuyển động Avatar).
  • Bundles (Bộ trang phục): Bao gồm chứa các phụ kiện, ảnh động, quần áo và bộ phận cơ thể.

User-generated content (UGC)[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, Roblox đã cho phép những người dùng đã giúp Roblox kết cấu và mô hình hóa làm những phụ kiện UGC (Nội dung do người dùng tạo ra, Tiếng Anh: User-generared content).[15][16]. Nó chủ yếu được liên kết với Avatar Shop nhưng cũng có thể được áp dụng cho các phần khác của trang web Roblox như Mô hình và Plugin vì chúng cũng được coi là loại nội dung do người dùng tạo. Các phụ kiện có thể được thấy trong danh mục Community Creations trong Avatar Shop. Tính năng này ban đầu được công bố tại RDC 2015, nhưng xác nhận của nó đã được công bố tại RDC 2019[17]. Nó được phát hành vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, cho người dùng được chứng nhận trên trang web. Trước khi phát hành, Roblox đã xác nhận rằng tính năng này sẽ chỉ được phép cho một số người dùng trước đây đã làm việc với Roblox cho mục đích tạo mô hình và kết cấu, với nhiều người nghi ngờ rằng những người sáng tạo nội dung video Roblox phổ biến trong chương trình Roblox Video Stars chính thức sẽ có quyền truy cập vào nó.

Vào ngày 6 tháng 12 năm 2019, có thông tin tiết lộ rằng những người sáng tạo ngôi sao sẽ có khả năng yêu cầu tạo các mục nội dung do người dùng tạo theo tweet của TheMeganPlays[18]. Một số người sáng tạo ngôi sao được chọn có khả năng yêu cầu sớm một mặt hàng để thử nghiệm tính năng này. Các nhà quản lý danh mục của Roblox ban đầu cho phép tạo mặt hàng của MeganPlays để thử nghiệm tính năng này[19], nhưng mặt hàng của cô ấy nhanh chóng bị chuyển thành mặt hàng trống do tài khoản Roblox tải lên. Một bản sao của mặt hàng sau đó đã được tải lại lên danh mục vào buổi chiều mà bản gốc đã bị xóa và hiện có thể được mua. Hiện tại, những người sáng tạo ngôi sao có thể tải lên một phụ kiện mỗi tháng.

Event[sửa | sửa mã nguồn]

Event là những sự kiện tổ chức và có chủ đề giống mục tiêu trong game, như sự kiện trong năm hoặc bộ phim mới ra mắt.

Roblox thỉnh thoảng tổ chức các sự kiện thực và ảo. Trước đây, họ đã tổ chức các sự kiện như BloxCon, một hội nghị dành cho những người chơi bình thường trên nền tảng này. Roblox tổ chức các Egg Hunt [20] hàng năm, nơi người dùng tìm những quả trứng ở một trong các trò chơi được chọn của Egg Hunt đó và nhận được những quả trứng. Roblox Corporation hàng năm tổ chức Hội nghị các nhà phát triển Roblox, một sự kiện chỉ được mời trong ba ngày tại San Francisco, nơi những người sáng tạo nội dung hàng đầu trên trang web tìm hiểu về những thay đổi sắp tới đối với nền tảng.[21]. Roblox Corporation cũng đã tổ chức các sự kiện tương tự ở London và Amsterdam.[22][23]

Event cũng là nơi quảng bá các game và mỗi phần thưởng là phụ kiện trang trí được cho vào hàng “hiếm” cho avatar như Hats, Hairs, Gears… và các phần thưởng Event không thể mua, bán và chỉ có thể kiếm được trong các sự kiện, nhiệm vụ Event.

Roblox Creator Challenge[sửa | sửa mã nguồn]

Roblox Creator Challenge là 1 sự kiện khá giống với Event, đã có từ rất lâu. Những sự kiện này mọi người đều có thể tham gia nhằm nâng cao trình độ lập trình game và nhận một phụ kiện trang trí sau mỗi bài học. Tiêu biểu vào năm 2019 là The Rise of Skywalker Creator Challenge (Hay có thể gọi là Galactic Speedway Creator Challenge), người chơi sẽ được học các bài học lập trình chế tạo tàu vũ trụ bằng Roblox Studio cũng như nhận phần thưởng sau mỗi bài học.

Lil Nas X Concert Experience[sửa | sửa mã nguồn]

Lil Nas X Concert Experience là một sự kiện với Lil Nas X biểu diễn, đây là buổi hòa nhạc ảo đầu tiên tại Roblox được độc quyền của nó.[24] Lil Nas X đã hợp tác dự án sự kiện trong tựa game Roblox. Sự kiện này mở cửa lúc ngày 10 đến 15 tháng 11 năm 2020. Trước đó Lil Nas X đã phát hành ra mắt bài hát “Holiday”. Sự kiện đã xuất hiện trong game Roblox lúc 1 giờ chiều ngày 14 tháng 11 năm 2020 theo giờ PST. Anh ấy đã hát nhiều bài hát nổi tiếng của Lil Nas X cho khán giả của những người dùng chơi Roblox.

Sự kiện này đã đạt thu hút tổng cộng 33 triệu lượt xem qua các buổi biểu diễn, được bắt đầu vào chiều thứ Bảy và kết thúc bằng một màn trình diễn encore bất ngờ vào Chủ nhật.[25]

Bloxy Awards[sửa | sửa mã nguồn]

Bloxy Awards là một sự kiện giải thưởng hàng năm của Roblox. Nó nhằm mục đích nhận ra những kĩ năng sáng tạo, nghệ thuật và xã hội của cộng đồng của nó. Ban đầu, nó dành cho những người tạo video và họa sĩ diễn hoạt, hiện nay nó đã chính thức bao gồm họa sĩ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và người làm game. Khi gần hết năm, người chơi cộng đồng Roblox có thể gửi phiếu bầu của họ cho từng hạng mục, rồi 5 đề cử được chọn trong tương lai để kết thúc quá trình bầu cử. Kết quả sẽ được phát trực tiếp trên những nền tảng như Twitch và YouTube và trò chơi trong nền tảng.

Bloxys đầu tiên là Đại sảnh Danh vọng Roblox 2013 và Lễ hội Phim Roblox, được hiển thị trong sự kiện 2013 BLOXcon. Đây là Bloxys duy nhất mà hiển thị những người thắng cuộc trong thời gian và địa điểm khác nhau (ngoại trừ BLOXcon ảo 2013)

Bloxy Awards được đánh giá cao bới người chơi vì người chơi có thể xem được những Youtuber của mình nhận giải Bloxy. Hàng năm event được xem hàng triệu lần.

Phiên bản năm 2020 của Bloxy Awards, được tổ chức hầu như trên nền tảng này, đã thu hút trên 600.000 người xem[26][27].

Gucci Garden[sửa | sửa mã nguồn]

Gucci Garden là một sự kiện được tài trợ bởi Gucci để cho người chơi nhìn thấy sự sáng tạo của Alessandro Michele.[28] Khi sự kiện được diễn ra, nó nhận được nhiều sự tiêu cực của cộng đồng vì nó cảm giác như “ném những sản phẩm thẳng vào mặt họ” và những vật dụng quá đắt so với event khác. Xếp hạng của trò chơi bị giảm xuống 15%, làm nó trở thành sự kiện được ghét nhất trong Roblox, nhưng nó đã tăng lên 32% sau đó.

Egg Hunt (2008-2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Egg Hunt là một sự kiện tổ chức hàng năm, được người chơi xem nó như là một “truyền thống của Roblox”. Như săn trứng, những quá trứng trong từng sự kiện được trải khắp trong một/nhiều trò chơi khác nhau, kêu gọi người chơi tìm nó để nhận được quả trứng và giải thưởng (tùy sự kiện).

Năm 2006, 2007, 2009 và 2011 là những năm duy nhất không có Egg Hunt, riêng năm 2021 trở đi là Egg Hunt được thay thể bởi một sự kiện khác (Metaverse Champions). Metaverse Champions là Egg Hunt đầu tiên chỉ có một quả trứng. Nó được tạo ra bởi Shedletsky vào ngày 18 tháng 3 năm 2008 để đùa mọi người trong Egg Hunt 2008, đơn thuần là nó không thể lấy được cho đến năm 2021. Quả trứng đó mang tên “Tiny Egg of Nonexistence” là quả trứng đầu tiên cũng là quả trứng cuối cùng của Roblox.

Lịch sử và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi phát hành Roblox, David Baszucki đã sáng lập ra Knowlege Revolution, một công ty chuyên ngành các phầm mềm mô phỏng kỹ thuật vật lý học. Ông đã làm ra một ứng dụng mô phỏng vật lý được gọi là Interactive Physics. Khi đó David Baszucki là phó chủ tịch cho đến khi ông đi với Erik Cassel để tạo Roblox Corporation vào năm 2004[30] và rồi một số nhân viên trong MSC Software cũng tham gia công ty. Trang web của công ty, GoBlocks.com đã được mua vào ngày 2 tháng 12 năm 2003, và DynaBlocks.com vào ngày 12 tháng 12 năm 2003. Dynablocks được thay tên bằng Roblox vào năm 2004 do cái tên quá khó nhớ. Roblox được phát hành chính thức vào ngày 1 tháng 9 năm 2006.

Các thành tựu được thêm vào ngày 22 tháng 12 năm 2006[31]. Vào tháng 3 năm 2007, Roblox tuân thủ luật của Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng, với cập nhật “Trò chuyện an toàn”, một chế độ trò chuyện mà những người chơi dưới 13 tuổi nói chuyện với nhau bằng cách chọn các loại tin nhắn được cho phép từ một menu.[32] Roblox Points đã được thay thế bởi Robux, được giới thiệu vào ngày 14 tháng 5 năm 2007[33],và rồi tix (ticket), được giới thiệu vào tháng 8 năm 2007[34], và một hệ thống thành viên cao cấp, Builders Club, đã được giới thiệu vào ngày 16 tháng 8 năm 2007.[35] Builders Club đã được thay thế bởi Roblox Premium vào tháng 9 năm 2019.

Buổi giao lưu đầu tiên, Roblox Rally 2011 đã diễn ra trong San Francisco vào ngày 1 tháng 8 năm 2011. Một sự kiện tương tự có tên là Roblox Game Confrence đã được tổ chức vào năm 2012. Tiếp theo đó là Roblox BLOXcon 2013, được diễn ra trong Chicago, Luân Đôn và New York, và Virtual BLOXcon 2013, có thể xem trực tiếp trên mạng. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2012, Roblox đã phát hành ra mắt ứng dụng di động đầu tiên cho dòng thiết bị iPhone và iPad được đang chạy hệ điều hành iOS và có thể tải xuống được từ App Store.[3]

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2013, Roblox đã đặt mức giới hạn của giá cho quần áo trên catalog. Giá rẻ nhất cho một T-Shirt được đặt là 10 Robux và giá rẻ nhất cho áo hoặc quần là 20 robux. Sau đó, hệ thống Developer Exchange đã ra mắt vào ngày 1 tháng 10 năm 2013.[36] Hệ thống này cho phép những nhà phát triển với Outrageous Builders Club (OBC) nhận tiền bằng cách trao đổi Robux.

Tham khảo thêm: TOP 7 app chỉnh ảnh râu mèo cực đáng yêu trên Android, iOS

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2015, một tính năng có tên là ‘Smooth Terrain’ đã được thêm vào, làm tăng độ thực tế về đồ họa của địa hình và thay đổi công cụ vật lý từ phong cách hướng khối sang phong cách mượt mà và thực tế hơn[37]. Vào ngày 20 tháng 11, Roblox được ra mắt trên Xbox One, với sự lựa chọn ban đầu gồm 15 trò chơi do nhân viên Roblox chọn[38]. Các trò chơi Roblox mới cho Xbox One phải trải qua quy trình phê duyệt và tuân theo các tiêu chuẩn của ESRB.[39]

David Baszucki đã thông báo rằng tix sẽ được xóa sau 30 ngày kể từ 15 tháng 3 năm 2016.[40] Trong một sự kiện trước khi tix được xóa đi, những món đồ chỉ mua được với Tix đã được ra mắt. Tix đã được xóa vào ngày 15 tháng 4 năm 2016, đồng thời xóa hệ thống trao đổi tiền tệ (RoblEX).

Vào tháng 4 năm 2016, Roblox đã ra mắt Roblox VR cho Oculus Rift. Vào thời điểm phát hành, đã có hơn mười triệu trò chơi có sẵn ở định dạng 3D.[41] Cũng trong khoảng thời gian đó, tính năng Trò chuyện an toàn đã bị loại bỏ và thay thế bằng một hệ thống dựa trên danh sách trắng với nhóm từ được chấp nhận cho người dùng dưới 13 tuổi và nhóm từ trong danh sách đen dành cho những người dùng khác.[42] Vào tháng 6, công ty đã tung ra một phiên bản tương thích với Windows 10. Trong khi Roblox đã có mặt trên PC từ năm 2004, khi phiên bản trình duyệt của nó được tạo ra, đây là lần đầu tiên nó được nâng cấp với một launcher độc lập dành cho Windows mà không cần trình duyệt.[43]

Vào ngày 2 tháng 10 năm 2017, Roblox đã thông báo rằng tính năng người chơi khách (Guest) chính thức đã được loại bỏ. Đều đó tất cả người dùng khách cần phải bắt buộc tạo tài khoản mới.

Vào đầu năm 2017, biểu tượng của Roblox đã được thay thế. Sau đó, vào năm 2019, biểu tượng Roblox đổi thành màu đen.

Roblox đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì hệ thống lọc trò chuyện của nó.[44][45] Mặc dù hệ thống lọc của Roblox kiểm duyệt và loại bỏ hầu hết các tin nhắn và nội dung không phù hợp, một số vẫn có thể tránh được hệ thống. Để giải quyết những vấn đề này, Roblox có 1.600 người làm việc để xóa nội dung đó khỏi nền tảng. Roblox cung cấp cài đặt quyền riêng tư; cha mẹ có thể giới hạn những người mà người dùng có thể liên hệ, hạn chế quyền truy cập vào máy chủ riêng và bật quyền kiểm soát của phụ huynh.[46]

Mặc dù nội dung khiêu dâm bị cấm trên Roblox, nền tảng này đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì sự hiện diện của các trò chơi và hình ảnh khiêu dâm trong đó. Nội dung này bao gồm các mục như câu lạc bộ tình dục ảo và câu lạc bộ đêm, với những người tạo ra nội dung nói trên phần lớn giao tiếp thông qua các nền tảng của bên thứ ba mà người kiểm duyệt Roblox không thể quản lý.[47] Một cuộc điều tra năm 2020 của Fast Company phát hiện ra rằng nội dung khiêu dâm vẫn còn phổ biến trong Roblox, với những nỗ lực của người kiểm duyệt nhằm xóa nội dung đó được ví như đánh ruồi [48][49], mặc dù người ta cũng thấy rằng tình hình nói chung là được cải thiện trong những năm gần đây trước báo cáo.

Phát hành tại Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Roblox ở Trung Quốc được gọi là Luobulesi (tiếng Trung giản thể: 罗布乐思, viết ngắn gọn thành LuoBu). Miền web Roblox.com bị cấm ở Trung Quốc, nên vào tháng 5 năm 2019, Roblox đã thông báo sẽ hình thành quan hệ đối tác chiến lược với công ty Tencent để xuất bản ở Trung Quốc với ứng dụng LuoBu và các miền web Roblox.qq.com, Roblox.cn, và rbxcdn.qq.com.[50]

LuoBu được ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2021 sau giai đoạn thử nghiệm và có phiên bản Roblox Studio chính thức trong Trung Quốc.

Khi những người chơi ngoài Trung Quốc đại lục tham gia thì sẽ nhận lỗi mã 524 (Bạn không có quyền tham gia trải nghiệm này). Đối với người chơi Trung Quốc thì tên người dùng bắt đầu với chữ “Robloxian” và 9 ký tự viết thường và số ngẫu nghiên.

Cộng đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nghĩa tích cực[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân viên Roblox đã được ghi nhận vì những nỗ lực chống lại phân biệt chủng tộc, với nhiều người dùng thường xuyên và người đồng sáng lập Baszucki đã tuyên bố ủng hộ các cuộc biểu tình của George Floyd và Black Lives Matter[51][52]. Vào tháng 8 năm 2019, một cuộc điều tra của NBC News đã tiết lộ hơn 100 tài khoản có liên quan đến các nhóm cực hữu và tân phát xít Đức. Sau khi các tài khoản được NBC biết đến, người kiểm duyệt Roblox đã xóa chúng.[53]

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19[sửa | sửa mã nguồn]

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến Roblox theo nhiều cách. Do sự cách ly do đại dịch hạn chế tương tác xã hội, Roblox đang được sử dụng như một cách để trẻ em và trẻ vị thành niên giao tiếp với nhau[54]. Một trong những cách được chú ý nhất mà phương thức giao tiếp này đang được thực hiện là thông qua việc tổ chức những bữa tiệc sinh nhật trong nền tảng .[55] COVID-19 đã gây ra sự gia tăng đáng kể về cả doanh thu của nền tảng và số lượng người chơi trên đó, phù hợp với những tác động tương tự mà phần lớn ngành công nghiệp trò chơi phải trải qua, khi người chơi buộc phải ở trong nhà do COVID-19 và dành nhiều thời gian hơn chơi trò chơi điện tử[56][57]. Từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021, Roblox đã trải qua sự gia tăng định giá từ 4 tỷ đô la lên 29,5 tỷ đô la, sự gia tăng phần lớn là do đại dịch[58][59].Tính đến tháng 10 năm 2021, Roblox đã được định giá lên tới 41 tỷ đô la [1]

Hiệu ứng âm thanh “Oof”[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi phát hành đến tháng 11 năm 2020, hiệu ứng âm thanh của Roblox khi một nhân vật chết là âm thanh “oof”, trở thành một phần quan trọng trong danh tiếng của nền tảng do trạng thái của nó là meme.[60] Âm thanh ban đầu được sản xuất bởi nhà soạn nhạc trò chơi điện tử Tommy Tallarico cho trò chơi điện tử năm 2000 Messiah, nhưng Roblox đã tranh chấp bản quyền. Những người sáng lập Roblox, Erik và David, đã lấy được âm thanh tuyệt vời (cùng với tất cả các âm thanh gốc của Roblox) từ một CD-ROM âm thanh có sẵn mà họ đã mua về các âm thanh miễn phí có bản quyền (không phải từ một trang web bất hợp pháp như Tommy đã đề xuất trên mạng xã hội)[61]. Tranh chấp kết thúc khi Roblox đồng ý rút âm thanh khỏi nền tảng của họ và thay thế bằng âm thanh chết chóc và Tallarico đồng ý cho phép Roblox phát hành lại âm thanh vào một ngày sau đó trên thị trường của nó, trò chơi nào các nhà phát triển trên nền tảng sẽ có thể mua với giá 1 đô la Mỹ.[62][63]

Display Names[sửa | sửa mã nguồn]

Display Names là một tính năng được công bố trên Roblox Developer Forum vào ngày 7 tháng 2 năm 2021,[64] được nghiên cứu tại Đức vào ngày 18 tháng 2 năm 2021 và thử nghiệm quy mô nhỏ cho những người dùng tại đất nước này. và được ra mắt toàn cầu vào ngày 8 tháng 6 năm 2021. Chức năng giống hệ thống tên của Twitter, ở dưới Display Names là tên người dùng của họ với dấu “@”. Display Name có thể thay đổi 1 lần miễn phí/tuần và có thể dùng nhiều tên giống nhau.

Vào giờ thứ nhất kể từ chức năng được phát hành (tại Đức), nhiều người chơi viết được biểu tượng Đức Quốc Xã trên Display Name. Chức năng được xóa đi 2 lần vào ngày 18 tháng 2 và ngày 15 tháng 4 năm 2021 và những người chơi ấy bị xóa. Chức năng bị nhiều người chơi chỉ trích do người chơi có thể giả mạo những người nổi tiếng do không có giới hạn về sự trùng hợp tên.[cần dẫn nguồn]

Voice Chat[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 4 tháng 9 năm 2021, Roblox đã thử nghiệm hệ thống đàm thoại trong chơi trò chơi trực tuyến[65] với 5000 nhà phát triển trên 13 tuổi[66] và những người chơi không có ở trong thử nghiệm sẽ không thể dùng nó. Trước đó Roblox đã chỉ cho những người chơi trên 18 tuổi nhưng đã thay đổi. Điều này sẽ gây ra hậu quả lớn vì người chơi có thể chửi thề, hỏi thông tin cá nhân, hẹn hò, phân biệt chủng tộc một cách dễ dàng. Các quản trị viên không thể và sẽ không thể quản lý nổi hệ thống này. Họ không thể ngăn chặn bất kỳ thứ gì do những vấn đề nghiêm trọng sau này mặc dù việc cấp quyền truy cập vào tính năng Voice chat có thể đòi hỏi việc xác minh bằng các thông tin hợp pháp như giấy khai sinh và hộ chiếu.

Các trò chơi trên Roblox[sửa | sửa mã nguồn]

Vì là một nền tảng trò chơi, Roblox có nhiều trò chơi phổ biến.Tính đến tháng 10 năm 2021, 47 trò chơi đã được chơi hơn một tỷ lần và ít nhất 5.000 trò chơi đã được chơi hơn một triệu lần. Một số trò chơi nhiều người chơi bao gồm:

Adopt Me![sửa | sửa mã nguồn]

Adopt Me! là trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi, trong đó trọng tâm danh nghĩa là người chơi giả làm cha mẹ nhận con nuôi hoặc trẻ em nhận nuôi, mặc dù trọng tâm thực tế là nhận nuôi và chăm sóc cho nhiều vật nuôi khác nhau, có thể giao dịch với những người chơi khác.[67] Tính đến tháng 2 năm 2022, trò chơi đã được chơi hơn 27.1 tỷ lần.[68]. Vào 17 tháng 4 năm 2021, trò chơi đã đạt được con số người chơi tại cùng một thời điểm là 1.92 triệu , phá kỷ lục trước đó của chính nó là 1.78 triệu để trở thành trò chơi có số lượng người đang chơi nhiều nhất trong lịch sử Roblox [2] . Do giá vật nuôi trong trò chơi cao, với một số vật nuôi hiếm được bán với giá lên đến 100 đô la Mỹ, một nhóm lớn những kẻ lừa đảo đã tăng lên trong trò chơi. Vì cơ sở người dùng chính của Adopt Me! trung bình trẻ hơn so với phần còn lại của Roblox, họ đặc biệt dễ bị lừa đảo.[69][70] DreamCraft, Studio game đứng đằng sau trò chơi, đã tích lũy được hơn 16 triệu đô la doanh thu, chủ yếu từ DevEx.[71][72]

Jailbreak[sửa | sửa mã nguồn]

Jailbreak là một trò chơi cảnh sát và trộm cướp, một trong những trò chơi phổ biến nhất trên trang web, tích lũy hàng chục nghìn người chơi đồng thời hàng ngày và có tổng cộng hơn 5.6 tỷ lượt chơi tính đến tháng 2 năm 2022.[73] Jailbreak được giới thiệu trong sự kiện Ready Player One dựa trên việc phát hành bộ phim.[74] Alex Balfanz, một lập trình viên của Jailbreak, đã trang trải quá trình học đại học của mình tại Đại học Duke bằng cách sử dụng tiền kiếm từ trò chơi.

Murder Mystery 2[sửa | sửa mã nguồn]

Murder Mystery 2 là một trò chơi nhập vai mà người chơi được phân một vai trò ngẫu nhiên trong mỗi vòng chơi. Một người chơi được chọn làm Kẻ sát nhân (Murderer), phải giết tất cả mọi người để giành chiến thắng, trong khi người chơi khác được chọn làm cảnh sát trưởng (Sheriff), và phải giết kẻ sát nhân để giành chiến thắng; tất cả những người chơi còn lại được chọn làm người vô tội (Innocent) với mục tiêu sống sót cho đến khi hết thời gian đếm ngược . Thiết kế cấp độ của trò chơi đã được các nhà phê bình khen ngợi.

Natural Disaster Survival[sửa | sửa mã nguồn]

Natural Disaster Survival là một trò chơi trong đó người chơi được giao nhiệm vụ sống sót sau một loạt các thảm họa thiên nhiên đang chống lại họ trên một hòn đảo.[75] Trò chơi đã được so sánh tích cực với PlayerUnknown’s Battlegrounds. Cùng với Work at a Pizza Place, Natural Disaster Survival là một trong những trò chơi lâu đời nhất trên Roblox vẫn duy trì được mức độ phổ biến ở bất kỳ mức độ.[76]

Brookhaven RP[sửa | sửa mã nguồn]

Brookhaven RP là một trò chơi nhập vai, nơi người chơi có thể nhập vai với những người dùng khác.[77] Trò chơi được coi là một ví dụ chính của thể loại nhập vai mà một số trò chơi Roblox nổi bật là một phần của trò chơi.[78] Brookhaven RP từng đạt được khoảng 477.000 người chơi đồng thời cùng một lúc[79] và đã giành được giải thưởng trò chơi của năm trong Bloxy Awards 2020.[80]

Piggy[sửa | sửa mã nguồn]

Piggy là một trò chơi kinh dị nhiều chương , kết hợp giữa các yếu tố từ Peppa Pig và trò chơi kinh dị Granny, lấy bối cảnh ngày tận thế. Phong cách kể chuyện theo từng tập của trò chơi dẫn đến việc phát triển một lượng người hâm mộ đáng kể trước khi trò chơi kết thúc vào ngày 25 tháng 5 năm 2020. Piggy được tải lên trang web vào tháng 1 năm 2020 và đã được chơi 10 tỷ lần lần tính đến tháng 2 năm 2022. Phần tiếp theo kế tiếp Piggy :Book 1, có tiêu đề Piggy: Book 2, phát hành 9/12/2020.[81]

Phantom Forces[sửa | sửa mã nguồn]

Phantom Forces là một trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất được so sánh tích cực với các loạt trò chơi như Call of Duty, Battlefield và Counter-Strike.[82][83][84] Trong trò chơi, người chơi có thể chọn vũ khí từ bốn loại quân cho mỗi vòng chơi.[82][84] Ngoài ra, người chơi có thể thực hiện các hành động khác nhau, chẳng hạn như khả năng cúi người, nằm trong tư thế nằm sấp, bên sườn và nhảy để che.[83] Phantom Forces lượng đã nhận được lời khen ngợi từ các nhà phê bình về thiết kế, điều khiển và độ phức tạp của một trò chơi Roblox[82][83][84].Trò chơi cũng đã nhận được ba Giải thưởng Bloxy[83] và là một trong những trò chơi phổ biến trên Roblox, tích lũy được khoảng 10.000 người chơi hàng ngày.[82][85]

Tower of Hell[sửa | sửa mã nguồn]

Tower of Hell là một trò chơi Roblox tương tác, được tạo ra bởi PyxlDev và ObrenTune. Nơi người chơi phải chạy đua đến đỉnh của một tòa tháp 6 phần trong 8 phút. Tốc độ của bộ đếm thời gian tăng gấp đôi cho mỗi người chơi lên đến đỉnh. Không có điểm hồi sinh; người chơi phải lên đỉnh trước khi hết thời gian. Trong trò chơi, có những vật dụng tăng tốc độ, chiều cao,… và đột biến mà người dùng có thể mua bằng tiền tệ ảo của game.

Welcome to Bloxburg[sửa | sửa mã nguồn]

Welcome to Bloxburg là một trò chơi dựa trên The Sims, được chú ý là trò chơi Roblox mà người chơi phải mua bằng Robux trước khi chơi (cụ thể là giá 25 Robux).[86] Tính đến tháng 2 năm 2022, trò chơi đã được hơn 5.6 tỷ lượt chơi. Welcome to Bloxburg là một trò chơi nhập vai xã hội, nơi mọi người chơi có thể trò chuyện với nhau trong môi trường ảo và là công cụ để các người dùng thỏa sức xây ngôi nhà của riêng họ.[87]

Work at a Pizza Place[sửa | sửa mã nguồn]

Work at a Pizza Place là một trò chơi nhà hàng trong đó những người chơi làm việc cùng nhau để hoàn thành các đơn hàng tại một tiệm pizza. Trò chơi được đánh giá là cổ điển và là kỷ niêm đối với những người chơi Roblox lâu năm, còn đối với người sáng tạo cho rằng thành công của trò chơi là nhờ khả năng khuyến khích xã hội hóa và sự độc đáo của trò chơi. Trò chơi đã nhận được lời khen ngợi về cơ chế điều khiển và vô vàn những thứ có thể khám phá của nó. Tính từ thời điểm ra mắt là 3/2008 cho đến tháng 2/2022, trò chơi đã có hơn 3.6 tỷ lượt đã chơi và số người đang chơi vẫn luôn dao động từ 5.000 đến 20.000 người chơi

Arsenal[sửa | sửa mã nguồn]

Arsenal là một trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất nổi tiếng trên Roblox được phát triển bởi ROLVe Community vào tháng 8/2015, nơi người chơi cố giành điểm bằng cách hạ gục đối thủ bằng súng đến khi giành chiến thắng.Giống như những trò chơi bắn súng khác, Arsenal được chia làm nhiều gamemode, một số rất phổ biến trong trò chơi như:

Tham khảo thêm: TOP 9 app slow motion, làm chậm video tốt nhất trên điện thoại

Standard: Gamemode yêu cầu 33 điểm để giành chiến thắng(với Golden Gun ở 31 điểm và Golden Knife ở 32 điểm) và tất cả vũ khí đều được sử dụng.

Legacy Competitive: Khác với Standard, gamemode này yêu cầu 32 điểm để thắng, nghĩa là Golden Gun sẽ là vũ khí cuối cùng người chơi phải vượt qua và bỏ qua Golden Knife.Ngoài ra, những vũ khí có thể gây nổ và vũ khí có thể phóng đạn gây sát thương cao cũng bị loại bỏ.

Gun Rotation: Giống với Standard nhưng vũ khí sẽ thay đổi sau mỗi 20 giây.

Ngoài gamemode, Arsenal cũng rất đa dạng về nhân vật, map, đồ họa, vũ khí và nhiều thứ khác. Arsenal còn có một đơn vị tiền ảo là BattleBucks (B$), người chơi sẽ phải kiếm tiền bằng cách chơi trò chơi hay hoàn thành thử thách hàng ngày và số tiến kiếm được sẽ được dùng để mua đồ trong cửa hàng trong game.

Tựa game lấy cảm hứng nhiều từ Counter-Strike: Global Offensive và Team Fortress 2[88], mặc dù mạch game rất khác so với một số game khác của Valve. Tính đên tháng 10 năm 2021, trò chơi đã có hơn 3,4 tỉ người đã chơi và số người đang chơi dao động từ 15,000 đến 40,000 người chơi.

Blox Fruits[sửa | sửa mã nguồn]

Là tựa game được phát triển cách đây hơn 4 năm bởi mygame43 và Rip_indra. Tên chính thức ban đầu của Blox Fruits có tên là Blox Piece, cái tên Blox Piece này được tạo ra dựa trên chính nguồn gốc của game khi lấy cảm hứng tựa nội dung của bộ truyện tranh anime Nhật Bản One Piece – Vua Hải Tặc. Trong đây ta có thể chọn phe Hải Tặc hoặc Hải Quân và phiêu lưu trên biển. Ngoài ra trong Blox Fruits, người chơi có thể sử dụng “Kiếm” (Sword), “Cận chiến” (Melee), “Súng” (Guns) và “Trái ác quỷ” (Blox fruit) để chiến đấu và luyện tập để trở thành người mạnh nhất. Bởi sự phát triển của hệ thống Trái ác quỷ – vũ khí được yêu thích bởi đa số người chơi là lý do game được đổi tên từ Blox Piece (theo nội dung game) sang Blox Fruits. Với hệ thống các trang bị và lối chơi đa dạng, tựa game đã thu hút sự chú ý của những tín đồ One Piece muốn tự mình trải nghiệm và hóa thân vào thế giới của Hải Tặc.

Pet Simulator[sửa | sửa mã nguồn]

Pet Simulator là tựa game trong đó người chơi dùng vật nuôi của mình kiếm tiền bằng cách phá hủy các đồng tiền, rương rơi ra ở tất cả bản đồ. Xuất hiện từ khoảng giữa năm 2018, Pet Simulator đã gây tiếng vang lớn trong Roblox bởi lối chơi vô cùng mới lạ và hấp dẫn. Tựa game được phát triển bởi Big Games Simulators . Tựa game đã trải qua ba phiên bản gồm: Pet Simulator 1, Pet Simulator 2 và hiện tại là Pet Simulator X.Nổi tiếng nhất vẫn là Pet Simulator X với trung bình khoảng hơn 100 nghìn lượt chơi mỗi ngày.

Người chơi khi mới vào sẽ được chọn một trong hai vật nuôi gồm Chó và Mèo (đều có chỉ số sức mạnh là 1). Người chơi phải nhấn đồng tiền, rương ở dưới đất để vật nuôi phá hủy và có thể nhận được tiền. Sau khi có lượng tiền nhất định thì người chơi có thể đến Shop để mở trứng và sử dụng những vật nuôi có chỉ số mạnh hơn và mở khóa các khu vực mới nhằm kiếm tiền nhanh hơn.

Họ cũng mở bán vật nuôi có tên Huge Pegasus dưới dạng 1 vật phẩm NFT, và 1 số người chơi cho rằng điều này vi phạm các điều khoản của Roblox.

MeepCity[sửa | sửa mã nguồn]

MeepCity là một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi với những điểm tương đồng đáng chú ý với Club Penguin và Toontown Online. Nó được thiết kế theo phong cách MMO thông thường dành cho trẻ em và thể hiện các tính năng được lấy cảm hứng từ Universals Toontown Online và Club Penguin, cũng như nhiều tài liệu tham khảo về chúng. Alexnewtron đã chơi những trò chơi này rất nhiều khi còn trẻ, và có khả năng chúng chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim anh, sau đó trở thành nguồn cảm hứng cho MeepCity.

Trò chơi nhận được nhiều chỉ trích từ cộng đồng do mang tính chất hẹn hò trực tuyến và khiêu dâm trong một trò chơi mà tuyệt đại người chơi là trẻ em.[89] Vì vậy, vào ngày 16 tháng 2 năm 2022, nhà phát triển đã xóa đi các bữa tiệc, nơi mà alexnewtron bị nhận nhiều chỉ trích.

Những trò chơi bị xóa tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Pokémon Brick Bronze [sửa | sửa mã nguồn]

Pokémon Brick Bronze là một trò chơi điện tử nhập vai được phát hành vào năm 2015 và được phát triển bởi Llama Train Studio. Nó không được liên kết với nhượng quyền truyền thông Pokémon. Nó đã bị xóa khỏi nền tảng vào tháng 4 năm 2018 bởi quản trị viên Roblox , được báo cáo sau khi Nintendo nêu ra những lo ngại về bản quyền.[90] Vào thời kỳ đỉnh cao, trò chơi thường xuyên tiếp cận hàng chục nghìn người dùng đồng thời.[91] Pokémon Brick Bronze là một trong nhiều trò chơi Pokémon trên Roblox, mặc dù nó được coi là rộng rãi nhất.[92] Đồ họa của trò chơi chủ yếu là khối 3D, phù hợp với hầu hết các trò chơi trên Roblox, mặc dù mỗi Pokémon được thể hiện bằng các mô hình pixel art.[93]

Pokémon Brick Bronze chơi giống như một trò chơi cầm tay Pokémon truyền thống. Lúc đầu, người chơi chọn từ 21 Pokémon từ nhiều trò chơi.[91] Pokemon Brick Bronze có tính năng chiến đấu tương tự như các trò chơi Pokémon thực tế, với hệ thống chiến đấu theo lượt và đối thủ bao gồm huấn luyện viên và những người khác kẻ thù truyền thống của Pokémon.[91]

Luke Binns của Softonic đã đánh giá tích cực về Pokemon Brick Bronze, ca ngợi khả năng mở rộng của nó và tuyên bố rằng “Khi chơi Pokémon Brick Bronze, bạn có thể nghĩ rằng mình đang chơi thật”.[94] David Jagneaux, viết trong PCMag, cũng đánh giá tích cực về trò chơi, nói rằng nó có “đủ ý tưởng ban đầu để chiếm nhiều ngày thời gian của bạn”.[92] Steven Asarch, trong Player-One, đã cho một đánh giá tiêu cực về trò chơi, chỉ trích điều mà anh ta coi là “hệ thống chiến đấu kém hiệu quả”.[95]

Doanh thu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Hội nghị các nhà phát triển Roblox 2017, các nhân viên của hãng đã cho biết rằng những người sáng tạo trên nền tảng trò chơi, trong đó có khoảng 1,7 triệu đô la tính đến năm 2017,[96] đã kiếm được ít nhất 30 triệu đô la trong năm 2017.[97] Phiên bản iOS của Roblox đã vượt qua 1 tỷ đô la tổng doanh thu trọn đời vào tháng 11 năm 2019, 1,5 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2020 và 2 tỷ đô la vào tháng 10 năm 2020, trở thành ứng dụng iOS có doanh thu cao thứ hai.[98][99] Một số trò chơi riêng lẻ trên Roblox đã tích lũy doanh thu hơn 10 triệu đô la,[71] trong khi các nhà phát triển nói chung trên nền tảng này được dự kiến ​​sẽ kiếm được khoảng 250 triệu đô la trong suốt năm 2020. Nó trở thành nền tảng có tổng doanh thu cao thứ ba trong trò chơi của năm 2020, thấp hơn các tựa trò chơi PUBG của Tencent và Honour of Kings.[100]

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền tệ trong Roblox đã tồn tại bao gồm ba loại: Roblox Points, Tix (Ticket) và R$ (Robux).

Robux[sửa | sửa mã nguồn]

Robux được giới thiệu vào ngày 14 tháng 5 năm 2007 thay cho Roblox Points. Robux được cộng đồng và nhân viên gọi là tiền tệ chính của Roblox cho tất cả các mặt hàng không có giá miễn phí (non-free). Những vật phẩm tạo ra trong Catalog được bán bằng Robux. Tên Robux được ghép từ Roblox và Bucks (bux).

DevEx (Developer Exchange)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Một dịch vụ của Roblox giúp quy đổi Robux trong game thành tiền mặt. Tỷ giá quy định là 100.000 Robux = 350 USD
  • Là một cách mà các nhà sáng lập game và người tạo mặt hàng ảo trong game kiếm được thu nhập

Các nguồn Robux có thể quy đổi thành tiền mặt

  • Từ việc bán các mặt hàng ảo trong Roblox ( VD :Quần, áo,…)
  • Từ việc bán các Gamepass, máy chủ VIP trong trò chơi của bạn hoặc từ các trò chơi truy cập trả phí của bạn.
  • Từ Premium payouts : Cho phép bạn kiếm Robux dựa trên mức độ hấp dẫn của trò chơi. Thời gian chơi của người chơi có Premium được sử dụng làm thước đo để xác định lượng thời gian dành cho trò chơi của bạn và tính toán các khoản thanh toán dựa trên đó [3]
  • Từ Group Funds nếu số Robux đấy là hợp pháp và không vi phạm bất cứ quy tắc nào của Roblox

Group có thể bán các mặt hàng ảo trong Catalog như một người dùng cá nhân. Tuy nhiên, tất cả các Robux kiếm được gửi vào Group Funds mà sau đó có thể được chuyển cho các thành viên trong Group từ 14-30 ngày.

Roblox Premium[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Roblox Premium là tư cách thành viên trả phí mang lại cho người dùng các đặc quyền và lợi ích. Sau khi mua, người dùng nhận được Robux hàng tháng của họ ở cấp độ của họ. Các tính năng mới được thêm vào nó theo thời gian. Nó là sự kế thừa của Builders Club, một dịch vụ trả phí của Roblox có trước Premium. Nó chủ yếu là một sự thay đổi thương hiệu vì hầu hết các lợi ích cũng được cung cấp cho Builders Clubs
  2. Tài khoản người dùng có Premium được hưởng những đặc quyền riêng như:
    • Một khoản Robux nhất định hàng tháng ( Các gói 450,1000 và 2200 Robux) nếu người dùng vẫn duy trì đăng ký dịch vụ Premium.
    • Thêm 10% Robux cho bất cứ giao dịch mua Robux nào được thực hiện trên trang web.
    • Được hưởng những đặc quyền chỉ dành riêng cho người dùng có premium trong một số trò chơi nhất định.
    • Cho phép bán Shirt; T-Shirt và Pant và hưởng lợi nhuận 70% từ nó
    • Một biểu tượng riêng bên cạnh tên của người dùng trong Profile và trong trò chơi

Tix[sửa | sửa mã nguồn]

Tix là một đơn vị tiền tệ trong Roblox, được giới thiệu từ năm 2007 đến tháng 4 năm 2016, có thể nhận được miễn phí thông qua:

  • Đăng nhập: người chơi nhận 10 Tix 1 ngày.
  • Liên kết trang: người chơi có thể nhận 2 Tix khi liên kết của người đó đã có người nhấp vào.
  • Trao đổi: Người dùng có thể trao đổi R$ cho Tix, giá trị khác nhau dựa trên tình trạng của thị trường.
  • Ghé thăm: họ có thể nhận được 1 Tix nếu ai đó đến thăm họ. Tuy nhiên, nếu cả hai người có gói BC thì họ nhận được 10 Tix.
  • Bán đồ: người chơi bán đồ như áo, quần hay T-Shirt thì họ nhận được 10%, riêng BC, TBCOBC nhận được 70%.

Tix bị xóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tix đã gắn bó với Roblox gần 10 năm đã chính thức yên nghỉ vào ngày 13 tháng 4 năm 2016. Đây là thông tin rất sốc đối với nhiều người khi Roblox chính thức công bố việc xóa đồng tiền này, và đã có nhiều người cho rằng đây là một trò đùa cá tháng tư của hãng game này. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng việc này cũng sẽ xảy ra, bởi đơn giản vì Tix đang ngày càng bị chi phối bởi Robux khiến cho đơn vị đồng tiền này ngày càng mất giá trị của mình trên thị trường Roblox và ngày càng bị lãng quên, cộng thêm việc có những người chơi lợi dụng việc Tix nhận được miễn phí vô cùng dễ dàng, tạo ra những tài khoản ma để nhận Tix rồi trao đổi cho tài khoản chính dẫn đến mất cân bằng hệ thống tiền tệ, nên việc bị xóa đi cũng là điều dễ hiểu. Tất cả những người chơi lạm dụng bug này để sinh lợi đã bị Roblox cấm chơi vĩnh viễn. Mặt khác, một số vật phẩm bán bằng Tix có giá rất thấp, chẳng hạn như Shaggy trước đó bán với 50 Tix, hiện tại Shaggy đang được gắn mác Limited. Sau khi Tix bị gỡ bỏ để nhằm kiếm lại lợi nhuận, giá các quần áo trong Catalog giảm xuống còn 5 Robux. Sau 2 ngày thì giá món đồ càng ngày càng tăng vì để bảo mật. Lí do Tix bị xóa cũng là vì bảo mật Roblox cho thế hệ sau.

Tixapalooza[sửa | sửa mã nguồn]

Tixapalooza là một sự kiện để kỷ niệm sự ra đi của Tix. Các mặt hàng độc đáo, đồ lưu niệm đã được bán trong danh mục từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 đến ngày 14 tháng 4 năm 2016. Giá giao dịch tiền tệ bị giảm theo thời gian.

Các nhân viên của Roblox cũng có ý định phát hành thêm các sản phẩm miễn phí trong Catalog để các avatar tùy chỉnh mà không có R$ sẽ sáng tạo và phong phú, và họ tin rằng Roblox sẽ được đơn giản hóa từ giao diện người dùng đến cửa hàng để kế toán người dùng. Điều này cũng được thực hiện để loại bỏ khuyến khích người dùng đăng nhập hàng ngày cho một khoản tiền thưởng và tạo tài khoản (thay thế). Roblox đã chuyển sang một danh mục do cộng đồng kiểm soát, cho phép các thành viên BC tạo ra các bộ phận cơ thể, nón, đồ hộp, hoạt hình và các phụ kiện khác.

Roblox cũng đã công bố kế hoạch giới thiệu một hệ thống thành tựu và khen thưởng mới để thay thế cho tiền thưởng.

Ngay khi bắt đầu chấm dứt sử dụng Tix, tiền thưởng hàng ngày đã được gỡ bỏ để ngăn ngừa việc sử dụng Tix để trao đổi tiền tệ. Mặc dù nó đã giúp người chơi Roblox theo một cách nào đó, nhưng nó khiến cho những người chơi không phải là Builder Club phải trả tiền cho các sự kiện của Tixapalooza.

Một số lượng lớn người dùng không hài lòng và tức giận với thay đổi này và đã lên tiếng phản đối của họ trên diễn đàn. Điều này cũng làm cho người dùng tin rằng Roblox đang muốn thêm lợi nhuận từ Robux.

Lừa đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Rất nhiều chiêu trò lừa đảo từ năm 2009 trở đi đã làm nhiều người mất đi tài khoản, Robux, Tix và phụ kiện quý giá của mình. Các bot spam những đường dẫn link lừa đảo, kèm theo những biểu cảm thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ. Không chỉ bot, mà còn một số YouTuber. Roblox đã thiết lập CAPTCHA khi người dùng tạo tài khoản hoặc đăng nhập, bao gồm 5-10 câu hỏi như quay hình, chọn hình,… để tránh bot tràn lan và xóa đa số tài khoản lừa đảo vào năm 2020. CAPTCHA của Roblox làm cho nhiều người tức giận, có thể là do những câu hỏi quá khó hoặc dài, bắt người dùng phải hoàn thành câu đố trong một thời gian nhất định và phải làm lại câu đố từ đầu nếu có sai sót hoặc không đạt thời gian.

Dòng đồ chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2017, nhà chế tạo đồ chơi Jazwares đã hợp tác với Roblox Corporation để sản xuất các nhân vật nhỏ đồ chơi dựa trên nội dung do người dùng tạo do các nhà phát triển tạo trên nền tảng này[101]. Các nhân vật nhỏ có các chi và khớp tương tự như các nhân vật nhỏ Lego, mặc dù chúng có kích thước gấp đôi[102]. Các nhân vật nhỏ có các chi và phụ kiện có thể hoán đổi cho nhau. Các bộ này bao gồm một mã được sử dụng để đổi các vật phẩm ảo, cũng như các hộp bí mật chứa các nhân vật ngẫu nhiên[103][104]. Vào năm 2019, Roblox Corporation đã phát hành một dòng đồ chơi mới, mang nhãn hiệu “Roblox Desktop”[105]. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2021, Roblox hợp tác với Hasbro để phát hành súng Nerf theo chủ đề Roblox và một ấn bản Monopoly theo chủ đề Roblox[106].

Tham khảo thêm: 5 bước lấy lại mật khẩu Gmail không cần số điện thoại cực đơn giản

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức
  • Trang web nhà phát triển
  • Trang web cộng đồng nhà phát triển

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]